THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Ở Việt Nam có mấy loại gừng?

Gừng là một loại gia vị quen thuộc trong ẩm thực Việt Nam. Không những thế thì gừng còn có thể làm thuốc trị một số bệnh như là: viêm đường hô hấp, trị đau dạ dày, trị đau nhức xương khớp,…. Các bạn cùng với Tấn Phát tìm hiểu qua bài viết để biết thêm nhiều thông tin chi tiết về củ gừng nhé.

Tìm hiểu về gừng

  • Tên khác: bào khương, sinh khương, khương bì, can khương,…
  • Tên khoa học: Zingiber officinale Rose
  • Họ: Gừng – Zingiberaceae

Đặc điểm

  • Gừng là loại thực vật thân thảo, mọc thẳng, có chiều cao trung bình từ 1m – 1,5m có thể cao hơn tùy vào điều kiện phát triển.
  • Chồi lá mọc từ thân rễ. Lá mọc so le, có hình mũi mác hoặc thuôn dài, không có cuống, nhọn dần về đỉnh và đáy. Mặt trên lá màu xanh, mặt dưới có màu nhạt hơn, mép lá có lông nhỏ. Khi còn non lá có lông tơ nhưng sau đó lại nhẵn nhụi. Ngoài ra còn có lá bắc hình trứng, có màu xanh nhạt và mép lá có màu ánh vàng.
  • Hoa mọc thành cụm từ thân rễ. Cuống hoa dài, cành hoa có hình dạng giống như bông thóc hình trứng hay hình trụ. Đài hoa như là thủy tinh, hoa có màu xanh lục ánh vàng, màu trắng hoặc màu vàng. Cây gừng có tuyến mật dạng thuôn dài.
  • Rễ củ khi còn non có màu vàng, có mùi thơm, khi già sẽ chuyển sang màu trắng, mùi thơm và vị đắng. Thân củ mập, mọng thịt, phân thành nhiều nhánh nhỏ. Có một số củ có hình dáng tương tụ như là bàn tay sưng phồng. Vỏ ngoài củ màu nâu, ruột bên trong có màu vàng nhạt, chắc, có xớ, mùi cay nồng.
Củ gừng

Phân bố

  • Hiện nay vẫn chưa biết rõ nguồn gốc của củ gừng. Nhưng hiện nay thì gừng là loại gia vị không thế thiếu trong ẩm thực của nhiều nước. Ở Việt Nam thì gừng được trồng khắp các tỉnh thành trên cả nước. Cây phát triển ở những nới đất ẩm và có ánh sáng.

Thu hái và chế biến

  • Phần thân rễ ( củ ) là bộ phận được sử dụng nhiều trong nấu ăn cũng như là làm thuốc trị bệnh.
  • Cây sinh trưởng mạnh vào mùa hè và mùa thu. Sau 1 năm không thu hoạch thì lá sẽ lụi tài và vào mùa xuân cây có thể tái sinh trở lại từ mầm nhú ra thân rễ.
  • Cây thường được thu hoạch sau khi trồng khoảng 1 năm. Bạn nên nhổ cả cây và cắt lấy phần củ. Đem về rửa sạch rồi có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc là dạng khô.

Gừng có mấy loại?

Ở Việt Nam thì gừng có rất nhiều cây giống khác nhau. Theo nhiều nghiên cứu thì hiện nay có khoảng 11 loại khác nhau nhưng có 2 loại phổ biến khắp cả nước là:

  • Gừng trâu: Loại này có thân to, củ có kích thước to nên thường được thu hoạch để làm mứt. Loại gừng này được trồng phổ biến ở những vùng núi thấp.
  • Gừng gió: Thân và củ của loại này đều nhỏ hơn nhiều so với gừng trâu nhưng đổi lại thì mùi vị có khá thơm, thường được dùng là gia vị.
Ở Việt Nam gừng có mấy loại?

Dược liệu bào chế từ củ gừng

  • Sinh khương: Gừng tươi
  • Bào khương: Gừng khô đã bào chế
  • Khương bì: Vỏ củ gừng đã phơi khô
  • Can khương: Củ gừng được đem phơi hoặc sấy khô
  • Tiêu khương: Gừng tươi được thái lát dày, đem phơi khô. Sau đó đem đi sao đến khi xém vàng, vẩy vào gừng một ít nước khi còn đang nóng, đậy kín để nguội.
  • Thán khương: Gừng khô thái lát dày, đem nướng hoặc sao cháy đen tồn tính.

Thành phần dinh dưỡng

  • Theo nhiều nghiên cứu y học hiện đại thì trong củ gừng có chứa khoảng 2% – 3% tinh dầu, chất nhựa dầu khoảng 5%, chất cay như là: shogaola, zingerola, zingeron; chất béo 3,7%.

Công dụng trị bệnh từ củ gừng

Theo đông y, gừng là loại dược liệu vị cay, đắng, tính ấm, không độc. Cùng với những thành phần dinh dưỡng nên củ gừng có những công dụng trị bệnh như sau:

Gừng giúp giảm đau nhức xương khớp
  • Giúp giảm căng thẳng, lo âu
  • Đào thải độc tố, bồi bổ cơ thể
  • Tăng cường hệ tiêu hóa
  • Kích thích vị giác, giúp ăn ngon miệng
  • Điều trị đau dạ dày
  • Giúp ngủ ngon, ngủ sâu giấc
  • Giúp da dẻ hồng hào
  • Giảm cholesterol xấu
  • Ngăn ngừa ung thư, xơ gan cổ trướng
  • Ngăn ngừa tiểu đường
  • Trị đau nhức, ứ máu, sưng thấy
  • Trị chứng trúng gió, chóng mặt, nôn nao, ngất xỉu.
  • Trị tê lạnh tay chân
  • Điều trị đau nhức xương khớp
  • Trị viêm khớp, trị gout
  • Giúp lợi tiểu
  • Giúp cầm máu
  • Điều trị viêm phế quản
  • Giải cảm, trị cảm lạnh, cảm mạo
  • Trị viêm họng, trị hen suyễn
  • Tăng cường lưu thông máu
  • Trị rong kinh ở phụ nữ
  • Tăng cường sinh lý
  • Cải thiện tình trạng mỡ máu ở nam giới.
  • Hỗ trợ giảm cân

Lưu ý

  • Hạn chế sử dụng gia vị khi chế biến các món ăn để làm thuốc, nên ăn nhạt.
  • Hạn chế sử dụng cá loại hoa quả chín có chứa nhiều kali vì sẽ gây đầy bụng.
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích trong quá trình điều trị
  • Hạn chế thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ, hạn chế ăn các chất tanh
  • Ăn nhiều rau xanh, đi ngủ đúng giờ, tinh thần luôn thoải mái.
  • Tập luyện thể dụng, thể thao thường xuyên để có được một sức khỏe tốt.