Món ngon mỗi ngày, Sức Khỏe
Vịt nướng lá mắc mật: Cách làm vịt nướng lá mắc mật lạ miệng ?
Mục Lục
Lá mắc mật được sử dụng phổ biến trong ẩm thực, khi kết hợp cùng với các nguyên liệu khác nhau sẽ giúp lấn át đi mùi tanh của món ăn mà vẫn có khả năng chữa trị bệnh rất tốt. Món vịt nướng lá mắc mật là một món ăn giúp bồi bổ sức khỏe, chống lại bệnh tật, bảo vệ gan, mật. Nhiều người vẫn tò mò về cách chế biến món này. Vì thế qua bài viết sau, Tấn Phát sẽ hướng dẫn bạn cách làm vịt nướng lá mắc mật đơn giản tại nhà.
Lá mắc mật là gì?
Cây mắc mật xuất hiện nhiều tại vùng núi Tây Bắc. Đặc tính của cây mắc mật là chỉ sống được ở những khu vực núi đá vôi. Lá mắc mật chứa nhiều tinh dầu thơm và chứa nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe. Đây là nguyên liệu không thể thiếu khi dùng để nướng cùng thịt vịt, thịt lợn, cá nướng,…để khử mùi tanh.
Lá mắc mật được nghiên cứu là chứa hàm lượng chất sắt, protein, mangan, canxi cao. Nhờ đó chúng có khả năng chữa các vấn đề về hệ tiêu hóa, chống đầy hơi, khó tiêu. Không những thế với hàm lượng lớn Vitamin C cao giúp lợi mật và bảo vệ gan.
Dùng lá mắc mật nướng vịt :
Trong tiếng Tày, lá mắc mật có nghĩa là quả ngọt.
Là dược liệu tốt cho sức khỏe, có tác dụng lợi mật, kích thích tiêu hóa. Ngoài ra còn có chức năng giảm đau xương khớp nhờ lượng tinh dầu cao
Khi dùng lá mắc mật nướng chung với thịt vịt sẽ tiết ra một lượng tinh dầu làm khử mùi hôi của vịt giúp món ăn thơm hơn và chống ngấy rất tốt.
Khi nướng thịt vịt cùng lá, khi ăn sẽ có mùi vị bùi bùi, đây là món được ưa chuộng bởi người dân Tây Bắc và thường được làm để đãi khách đến nhà
Những chiếc lá xanh mướt kết hợp với vịt quay thơm mềm khiến người ăn vương vấn. Không những vậy, chúng còn góp phần tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho món ăn.
Cách làm vịt nướng lá mắc mật lạ miệng ?
Nguyên liệu :
- 1 con vịt 2kg
- 100gr lá mắc mật
- 20gr bột năng
- Hành tím khô, tỏi, ớt, gừng, riềng, sả, chanh
Gia vị :
- Đường
- Muối
- Tiêu
- Nước mắm
- Tương
- Dầu hào
- Mật ong
- Hạt nêm
- Bột ngọt
Sơ chế nguyên liệu :
- Vịt sau khi mua về cần được nhổ sạch lông, rửa sạch với rượu hoặc với muối, chà xát lên phần da vịt
- Sau đó lấy 1 củ riềng, 2 củ sả rửa sạch, băm nhuyễn
- Ớt rửa sạch, thái lát
- Lá mắc mật rửa sạch, nhặt bỏ những lá héo, lá sâu. Lấy một nửa số lá đi thái vụn, phần còn lại để riêng
- 2 củ hành khô và 6 tép tỏi lột bỏ vỏ, thái nhỏ, chia làm 2 phần bằng nhau
- Gừng rửa sạch, cạo bỏ vỏ, thái nhuyễn
- Lấy nước cốt của 1 trái chanh
Ướp thịt vịt :
- Cho 100gr củ riềng cắt nhỏ vào cối xay nhuyễn, tiếp đến thêm lần lượt sả. gừng lá mắc mật, hành khô và tỏi vào xay
- Sau đó nêm vào hỗn hợp 1/3 muỗng tiêu xay, 1,5 muỗng bột ngọt, 1,2 muỗng hạt nêm, 3 muỗng nước mắm, 1 muỗng dầu hào và 1 muỗng mật ong, trộn đều vớt nhau để hoàn quyện các gia vị
- Lấy hỗn hợp trên thoa đều lên bề mặt da bên ngòai, vừa thoa vừa bóp cho thấm đều. Sau đó phần gia vị còn lại đem đi thoa vào phần thịt bên trong bụng vịt. Phần lá mắc mật còn dư ra đem đi nhét vào bụng, cho vào ngăn mát tủ lại từ 1-2 tiếng để thấm gia vị vô từng thớ thịt
Nướng thịt vịt :
- Vịt sau khi đã ướp đủ thời gian, dùng một xiên tre đâm dọc theo thân vịt, bắt đầu nhóm lửa để chuẩn bị nướng.
- Khi nướng trở mặt liên tục để vịt chín đều, tầm 60-70 phút là thịt đã chín, lúc này hạ xuống cho gần lửa. Dùng cọ quét mật ong và dầu ăn lên khắp da vịt, tiếp tục nướng trong 10 phút nữa, đến khi vịt chín vàng đều, bề mặt da bên ngoài hơi cháy xém thì bắc xuống để ra dĩa
Pha nước chấm :
- Chuẩn bị 1 tô sạch, cho vào 4 muỗng nước lọc, 1.5 muỗng bột năng. Khuấy đều cho tan bột
- Bắc chảo lên bếp, phi thơm hành khô và tỏi đã được băm nhuyễn vào. Lần lượt thêm 2 muỗng nước tương, 3 muỗng nước lọc, 1.3 muỗng muối, 1.3 muỗng đường, khuấy đều để hỗn hợp tan hết.
- Khi thấy hỗn hợp nước sốt sôi lên thì cho chén nước bột năng đã pha vào từ từ, khuấy đều để tạo hỗn hợp đặc sệt. Đun thêm 2-3 phút nữa thì tắt bếp. Đợi phần nước chấm nguội thì cho nước cốt xanh và ít tiêu xay vào ( thêm ớt đã băm nhỏ vào nếu bạn ăn được cay )
Thành phẩm :
- Khi sử dụng, chặt thịt vịt ra từng khúc cho dễ ăn, lá mắc mật trong bụng vịt bạn có thể ăn kèm theo để chống ngán. Vịt nướng bên ngoài vàng giòn, bên trong đậm đà, kết hợp cùng nước chấm mặn ngọt, tạo ra một món ăn hòa quyện gia vị.
Những lưu ý trong quá trình nướng thịt vịt :
- Nên chọn vịt đã trưởng thành, thịt dày, chắc. Lá mắc mật mua lá có thân bóng bẩy, bề mặt mướt và dày
- Tẩm ướp thịt đều tay, trong quá trình chế biến nên đeo găng tay để đảm bảo vệ sinh
- Vịt đã được ướp, có thể bảo quản trong tủ lạnh từ 4-5 ngày. Tuy nhiên điều này sẽ khiến thịt sẽ bở và không còn ngọt nữa