THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Kẽm (Zn) là gì?, Những thực phẩm giàu kẽm tốt cho cơ thể?

Kẽm ( Zn ) là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em. Bởi chất này tham gia vào quá trình tăng trưởng của trẻ và giúp trẻ ăn ngon miệng. Đối với có thể người trưởng thành rất là quan trọng. Vậy các bạn biết kẽm là gì? Những thực phẩm nào giàu kẽm tốt cho cơ thể? Cùng Tấn Phát Tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Kẽm là gì?

  • Kẽm ( Zn ) là chất giúp cân bằng nội tiết tố, tăng cường hệ miễn dịch, tái tạo da và tóc. Đặc biệt đối với phụ nữ có thai và trẻ em. 
  • Khoáng chất chiếm tỉ lệ khá ít trong cơ thể khoảng 2g – 3g. Bộ phận nhiều nhất là tinh hoàn chiếm 300mcg/g; tóc chiếm 150mcg/g; xương 100mcg/g; gan; da; cơ vân; thận; não.
  • Ngoài ra thì kẽm còn tham gia vào hoạt động của enzym, phân chia tế bào và phát triển cơ thể nhất với trẻ nhỏ, điều hòa vị giác giúp ngon miệng.
Kẽm là gì

Tác dụng của kẽm đối với cơ thể

Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng của cơ thể, chúng tham gia vào nhiều hoạt đọng cơ thể khác nha của các cơ quan chức năng, giúp cơ thể tồn tại và phát triển 1 cách bình thường và khỏe mạnh. Sau đây là một tác dụng đối với cơ thể:

Công dụng của kẽm
  • Giúp tăng cường hệ miễn dịch cơ thể
  • Điều hòa nội tiết tố
  • Giúp phát triển cơ thể toàn diện
  • Tốt cho sức khỏe tim mạch
  • Chất chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư
  • Tăng cường thị lực
  • Làm nhanh lành vết thương
  • Kích hoạt enzyme và hình thành DNA
  • Bồi bổ sức khỏe cho phụ nữ sau sinh
  • Giúp làm đẹp da và tóc.

Những thực phẩm giàu kẽm:

Tôm, cua và hải sản có vỏ:

Đây là loại thực phẩm giàu kẽm và ít calo. Theo nghiên cứu thì:

  • 100g cua Alaska chứa 7,6mg kẽm
  • Sò chứa 13,40mg kẽm
  • Tôm chứa 1,77mg kẽm
  • Cua bể chứa 1,4mg kẽm.

Khi chế biến các động vật có nấu chín để hoàn toàn để tránh ngộ độc thực phẩm và nhiễm giun sán.

Các loại gạo, nếp

Đây là loại thực phẩm giàu kẽm. 

  • Gạo nếp chứa 2,2mg kẽm
  • Gạo tẻ giã chứa 1,9mg kẽm
  • Gạo tẻ máy chứa 1,5mg kẽm.

Ngoài kẽm thì còn có các chất dinh dưỡng như là: chất béo, tinh bột, chất xơ, chất chống oxy hóa, các vitamin như là: D, E, A, C và nhóm vitamin B.

Sữa và các sản phẩm từ sữa:

Sữa tươi và các sản phẩm từ sữa như là phô mai, sữa chua ít béo cũng chưa 1 lượng kẽm phong phú cho cơ thể hấp thụ. 

  • Phô mai chứa 28%DV kẽm
  • Sữa chua ít béo và sữa tươi chứa 9%DV kẽm ( 1mg kẽm ).

Ngoài ra thì thực phẩm còn chứa các loại dinh dưỡng khác như là: chất đạm, chất béo, canxi, vitamin D,..

Ổi

  • Đây là một trong các loại trái cây chữa nhiều kẽm. Trong 100g chứa đến 2,4mg kẽm. Ngoài ra thì ổi rất giàu vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.

Thịt gà:

  • Thịt gà và các loại thịt gia cầm là một loại thực phẩm giàu kẽm. Thịt gà cung cấp cho cơ thể 1,5mg kẽm cùng với 1 lượng lớn chất đạm, giúp ngăn ngừa trầm cảm và tốt cho tim mạch.

Yến mạch

  • Đây là loại thực phẩm giàu kẽm với 100g yến mạch chứa với 2mg kẽm. 
  • Yến mạch còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng như là chất xơ, tinh bột, sắt, vitamin B.
  • Ăn yến mạch và hạt gai dầu sẽ tăng lượng kẽm cũng như là chất xơ.

Hàu:

  • Đây là một loại thực phẩm chứa nhiều kẽm nhất. Hàm lượng kẽm có trong hàu sữa cao hơn gấp 10 lần thịt heo và 50 lần so với cá tươi. 
  • 100g hàu có chứa tới 32mg kẽm ( 6 con to chứa khoảng 76,7mg kẽm). Ngoài ra thì hàu còn chứa các chất như là: protein, chất béo, glucid, canxi, magie,…

Các loại nấm:

  • Nấm là một loại thực phẩm giàu kẽm. Trong 100g nấm chứa đến 1,4mg kẽm. Ngoài ra thì nấm còn giàu chất chống oxy hóa,… giúp giảm viêm, tăng cường hệ miễn dịch, giúp giảm cân.

Thịt đỏ:

Đây là loại thực phẩm chứa nhiều kẽm. Hầu hết các loại thịt chứa kẽm dồi dào.

  • Thịt heo nạc chứa 2,5mg kẽm
  • Thịt bò chứa tới 2,2mg kẽm
  • Thịt cừu chứa tới 2,9mg kẽm

Ngoài ra các loại thịt đỏ còn giàu chất béo, calo, chất đạm, sắt, vitamin B,.. mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.

Quả bơ:

  • Theo nghiên cứu thì 100g thịt bơ chứa tới 0,64mg kẽm. Đây là một loại thực phẩm tốt cho trẻ nhỏ. Khi  cho trẻ nhỏ mới ăn dặm cung cấp kẽm và các chất dinh dưỡng.

Đậu hà lan, đậu nành:

Mọi loại đậu đều có nguồn kẽm phong phú. Trong đó thì đậu hà lan và đậu nành là nhiều chất kẽm nhất. 

  • Đậu Hà Lan chứa tới 4mg kẽm
  • Đậu nành chứa tới 3,8mg kẽm
  • Đậu lăng chứa 3mg kẽm.
Thực phẩm giúp bổ sung kẽm

Lưu ý:

  • Bổ sung liều lượng kẽm vừa đủ, không quá nhiều. Mỗi ngày không vượt quá 40mg/ngày. Nam giới cần 11mg/ngày. Nữ giới cần 8mg/ngày.
  • Không nên chế biến thực phẩm quá chín bởi dễ làm mất đi lượng kẽm có trong thực phẩm.
  • Đối tượng bổ sung kẽm  thường là phụ nữ mang thai và cho con bú, người ăn chay, người bị rối loạn tiêu hóa và nghiện rượu.
  • Hạn chế bia rượu, do bia rượu sẽ làm đào thải không chỉ Kẽm mà còn nhiều chất dinh dưỡng khác ra khỏi cơ thể.
Phụ nữ mang thai cần bổ sung kẽm

Bổ sung kẽm bằng cách nào?

  • Chế độ ăn uống đa dạng đầy đủ các chất dinh dưỡng tốt cho việc hấp thu kẽm
  • Sử dụng các thực phẩm giàu kẽm
  • Sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm tại cộng đồng như hạt nêm bổ sung kẽm, bánh quy bổ sung kẽm, bột mì bổ sung kẽm, mì tôm bổ sung kẽm, bột dinh dưỡng, sữa, cốm bổ sung kẽm…) trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
  • Cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng như là vitamin C, B6, A và photpho vì giúp hấp thu kẽm.
  • Tiêm chủng đúng lịch cho bé phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn như sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, lao, bại liệt, viêm gan B, viêm não nhật bản B
  • Tẩy giun định kỳ cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, 6 tháng một lần.

Tình trạng thiếu kẽm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn vitamin quan trọng này.

Có thể bạn quan tâm: