THẢO DƯỢC TẤN PHÁT UY TÍN TẠO NIÊM TIN

Cách đánh gió bằng gừng và rượu hiệu quả tại nhà?

Gừng một loại dược liệu có vị cay, tính ấm nên mang lại nhiều công dụng có lợi cho sức khỏe. Gừng có nhiều bài thuốc cũng như là có nhiều cách dùng gừng trị bệnh hiệu quả. Ngoài ra gừng còn được dùng để đánh gió hiệu quả. Cách đánh gió bằng gừng và rượu như thế nào? Hiệu quả ra sao? Các bạn cùng Tấn Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Đánh gió là gì?

  • Đánh gió là 1 trong những phương pháp nhân gian cổ xưa gọi là biếm pháp. Đây là 1 trong 6 phương pháp điều trị  trong Đông Y: biếm, châm, cứu, thuốc, xoa bóp, dưỡng sinh.
  • Biếm pháp là phương pháp sử dụng rộng rãi trong nhân gian và được phân chia thành nhiều loại như là: đánh gió, đánh cảm, chích lễ, bầu giác.
  • Đánh gió là phương pháp sử dụng các vật dụng thông thường như là đồng bạc, mặt dây chuyền, trứng gà, rượu, sừng trâu,… và kết hợp với các nguyên liệu tự nhiên là: tỏi, gừng, trầu, ngải cứu,… để tác động lên cơ thể chúng ta.
Đánh gió

Đánh gió có tác dụng gì?

  • Giúp đả thông kinh mạch
  • Tăng cường lưu thông máu ngoại vi
  • Tăng cường trao đổi chất qua da
  • Tăng cường bài tiết chất thải qua da
  • Giúp thư giãn gân cốt
  • Giảm căng cơ
  • Loại bỏ mệt mỏi cho cơ thể
  • Giúp hấp thu khí huyết và bổ sung dưỡng khi
  • Tăng cường sức đề kháng cho tế bào

Cách đánh gió đúng cách

  • Trước khi đánh gió thì nên chọn nơi kín gió, người bệnh nằm ngay ngắn, thư giãn toàn thân. Sát trùng kỹ dụng cụ đánh gió, không cạo đỏ bầm.
  • Khi đánh gió thì nên cầm thẳng dụng cụ cạo gió vì khi cầm nghiên sẽ gây xuất huyết.
  • Cạo dọc 2 bên cổ vai gáy rồi từ cổ xuống vai và cạo kín vai. Sau đó cạo đến 2 bên cột sống và tỏa ra 2 bên mạng sườn rồi kín hết lưng. ( không đánh vào giữa cột sống ).
  • Nếu người bệnh bị ho, ngứa cổ họng thì cạo mỏ ác ở ngực. Nếu lạnh bụng thì cạo thêm phần bụng, còn nhức dọc tứ chi thì cạo thêm ở cánh tay và cẳng tay.
  • Sau khi cạo gió thì nghỉ ngơi ở phòng kín, không ra ngoài ngày vì dễ bị cảm khi gặp gió.
  • Không cạo gió quá lâu, không dùng lực quá mạnh để cạo vì sẽ khiến da bị xước hoặc dễ bị xuất huyết, làm người bệnh bị đau và bỏng rát nhiều ngày.
  • Không sử dụng dầu có thành phần bạc hà vì loại dầu này có tính chất bốc hơi nhanh và có thể gây lạnh trong quá trình cạo gió.

Cách đánh gió bằng gừng và rượu

Nguyên liệu: 100g gừng tươi, 1 chén rượu trắng.

Thực hiện:

  • Gừng đem đi rửa sạch rồi đập dập. Sau đó cho gừng vào 1 chiếc khăn hay vải mỏng và nhúng khăn vào có gừng vào bát rượu.
  • Tiếp đó thì cầm khăn nhúng rượu vuốt từ đỉnh đầu xuống người gồm: mặt, mũi, bả vai, ngực, cánh tay bên trong, bên ngoài, lòng và mu bàn tay, các ngón chân. Sau đó nhúng lại khăn có gừng vào bát rượu và vuốt các vùng cơ thể phía sau như là vai, lưng, gáy, lòng bàn chân và các ngón chân.
Đánh gió

Xem thêm: Ở Việt Nam có mấy loại gừng?

Lưu ý

  • Khi đánh gió bằng gừng và rượu thì không nên bôi qua nhiều lên da vì có thể khiến da bị kích ứng nhất là làn da nhạy cảm.
  • Người bị bệnh nhẹ thì mới thực hiện phương pháp này và hiệu quả mang lại tùy thuộc vào cơ địa.
  • Việc sử dụng liều lượng cao có thể ảnh hưởng đến khả năng đông máu
  • Gừng có tính cay nóng nên khi sử dụng quá nhiều có thể gây nóng người.
  • Đối với tình trạng bị cảm nặng thì hãy đến thăm khám bác sĩ nhé.